Tằm là một loại sâu ăn lá, có lẽ nó cũng sẽ bị tiêu diệt như bao loài sâu ăn lá phá hoại mùa màng khác nếu như con người không phát hiện ra sự đặc biệt của chất mà nó nhả ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển, đó chính là tơ, những sợi tơ trong suốt mỏng manh, nhưng lại có độ bền chắc và vẻ đẹp óng ánh quyến rũ.

Nuôi tằm

Tằm ưa khí hậu mát mẽ, thời gian thich hợp nuôi tằm vào mùa thu và mùa xuân. Vòng đời của con tằm từ khi nở đến khi nhả tơ, tạo két từ 23 – 25 ngày, chia thành 5 độ tuổi, trải qua bốn lần lột xác, tằm nhỏ được nuôi riêng và cho ăn lá dâu non, lá dâu là thức ăn chính của tằm và cũng là nguyên liệu để tằm tạo ra tơ. Dâu thường được trồng trên những ruột đất phù sa màu mỡ và mỗi năm được đốn 2 lần để phát triển nhanh và khoẻ, đủ cung cấp lá cho các lứa tằm, việc hái lá dâu còn phải căn cứ vào tuổi lớn của tằm, bao giờ cũng hái từ trên ngọn xuống, tằm nhỏ hái lá non, tằm lớn hái lá bánh tẻ, cây dâu có sức sinh trưởng kì lạ, nếu hái hết lá trên cành thì sau một tuần cây lại mọc kín lá. Lá dâu cho tằm ăn phải là loại lá dâu sạch, không có mùi thuốc trừ sâu nhưng lại không được rửa nước. Tằm ăn suốt ngày đêm, tằm ăn 4 ngày thì nằm yên không ăn nữa, gọi là tằm ngủ, tằm ngưng ăn dâu ít động đậy, đầu ngẩng cao. Sau 2 ngày ngủ, tằm sẽ lột xác và chuyển sang tuổi sau, tằm lên 5 là tằm ăn nhiều nhất để tích luỹ dinh dưỡng trước khi nhả tơ gọi là ăn rỗi, thời kì ăn rỗi lượng thức ăn tiêu thụ bằng 80% các tuổi khác. Sau khoảng 3 tuần tằm phát triển đến kích thước tối đa của nó, mình tròn, da căng bóng, trong suốt, tằm ngừng ăn, đó là lúc tằm chín, cơ thể nó chứa đầy chất lịch trong suốt, lúc này tằm có xu hướng ngoi đầu lên, bò đi tìm nơi thích hợp để làm tổ, sẵn sàng để nhả tơ, tạo kén.

Nhả tơ tạo kén

Tằm chín bắt tằm lên né để tằm nhả tơ tạo kén. Né là chiếc khung làm từ thân cây đay, gồm có 5 lớp, các thân cây đay được xếp tạo thành các ô hình chữ nhật thông thoáng. Tằm nhả tơ tạo két từ ngoài vào trong, đầu tiên là vài vòng tơ thô bao bọc bên ngoài để định hình tổ kén gọi là áo kén, trong vòng 4 ngày liên tiếp, con tằm xoay cơ thể theo chuyển động hình số 8 khoảng 300 ngàn lần liên tục, nhả thành sợ tơ dài gần 1km, quấn quanh mình tạo thành cái kén. Tơ thật chất chính là một loại sợi protein dạng lỏng, nhớt và trong suốt, được tiết ra từ tuyến nước bọt của tằm, khi tiếp xúc với không khí, chất lỏng này đong cứng lại, và tạo thành sợi tơ. Tằm chín tiết ra chất lỏng thứ 2 gọi là sericin, chính là một loại keo dính chặt hai nhánh tơ mảnh với nhau thành một sợi tơ. Sau khi nhả hết tơ, tằm kiệt sức nằm yên trong kén và hoá thành nhộng, lúc này có thể bắt đầu gỡ kén để đem đi ươm tơ.

Ươm tơ

Ươm tơ chính là việc kéo sợi tơ từ kén thành sợi tơ tằm, từ khi bắt tằm chín lên né khoảng 7 ngày sau, thì bắt đầu ươm tơ, trong khoảng 5 ngày phải ươm tơ hết các kén đã đóng, bởi nếu chậm tằm sẽ biến thành con ngài, ngài sẽ cắn kén chui ra, làm sợi tơ bị cắn đứt, không ươm được tơ nữa. Để ươm tơ, đầu tiên thả kén vào nồi nước sôi, đảo kén làm lớp keo sericin tan ra một phần, kén mềm, lớp áo kén ngoài bong ra thì mới tìm được mối tơ gốc để rút sợi tơ, khoảng 10 sợi tơ được người thơ ươm tơ kéo rút từ 10 cái kén chập lại với nhau thành một sợi chỉ tơ, tuỳ theo loại tơ lấy đầu lấy giữa hay lấy xác con nhộng mà người ta phân thành tơ nón, tơ nái, tơ đuối hay tơ gốc. Sợi chỉ tơ được quấn vào những con suốt giống như lõi ống chỉ xếp thẳng đứng thành hàng ngang rồi cho chạy vào những guồng tơ tròn bẳng gỗ nằm bắt ngang trên nồi nước sôi để cuộn thành các vỏ tơ sống rồi mang ra phơi nắng.
Sợi tơ tằm là một trong những loại sợi tự nhiên có độ chắc cao, về tính chất sợi tơ gần giống sợi len và tóc người, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mặt căt ngang sợi tơ có hình tam giác với các góc tròn nên ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau, giúp cho sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên.

Xe sợi dệt lụa

Từ sợi tơ tằm tuỳ theo chất lượng tơ và cách xoắn sợi tơ sẽ có các loại tơ với chất lượng khác nhau, tuỳ vào số lượng sợi xe mà vải lụa sẽ điều chỉnh độ dày mỏng, tạo nên nhiều loại vải lụa phong phú với đủ độ mỏng, rủ, trong, bóng hay mềm cứng, óng ánh. Kiểu dệt cổ truyền của Viêt Nam là phối hợp pha trộn các loại sợi dọc và ngang để tạo ra những mặt hàng khác nhau.

Nhuộm màu

Những vuôn lụa mới dệt xong gọi là lụa mộc, chỉ có màu trắng ngà của tơ, vẫn còn khô cứng vì còn keo sericin, qua công đoạn nhuộm màu, lụa sẽ có thêm nhiều sắc màu độc đáo. Trước khi nhuộm màu, lụa được ngâm trong nước nóng để làm sạch hết lớp keo bám trên lụa gọi là truột tơ, theo truyền thống, cách nhuộm vải của làng lụa Vạn Phúc, làng lụa Nha Xá, làng lụa Mã Châu là nhuộm bằng các nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, các loại củ như củ nâu…

Ngày nay với kỹ thuật nhuộm hiên đại với phẩm màu công nghiệp đem lại cho lụa tơ tằm những máu sắc đa dạng, sắc nét và rực rỡ hơn, những kỹ thuật hiện đại như nhuộm màu sợi tơ trước khi dệt đã góp phần tạo nên các loại vải lụa tơ tằm với nhiều màu sắc, hoa văn độc đáo.

Nguồn và hình ảnh: Internet