Gỗ xẻ là loại nguyên liệu quan trọng trong ngành gỗ. Trong bài viết dưới đây, JAVICO sẽ giúp bạn biết rõ hơn gỗ xẻ là gì cũng như những thông tin hữu ích khác về loại gỗ này.

Gỗ xẻ là gì? Gỗ xẻ thành khí là gì?

Gỗ xẻ trong tiếng Anh được gọi là lumber, là loại gỗ đã được cưa, xẻ hoặc đẽo thành hộp, thanh, tấm từ gỗ tròn, có thể ở dạng thô hoặc được bào láng các mặt. Gỗ xẻ được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất, ngoại thất, đồ chơi, các loại dụng cụ, thùng rượu…

Từ gỗ tròn, người ta xẻ ra gỗ xẻ. (Ảnh từ Internet)

Từ gỗ tròn, người ta xẻ ra gỗ xẻ. (Ảnh từ Internet)

Gỗ xẻ thành khí còn được gọi là gỗ xẻ quy cách, được xẻ từ gỗ tròn thành các thanh, tấm với kích thước, độ dày mỏng khác nhau theo yêu cầu. Tỉ lệ thành khí là tỉ số giữa thể tích gỗ xẻ (gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ) với thể tích gỗ tròn đem xẻ trong từng điều kiện.

Các loại gỗ xẻ

Trên thị trường hiện nay có 3 loại gỗ xẻ chính như sau:

  • Gỗ xẻ chưa rong bìa: Là loại gỗ xẻ nguyên cây và vẫn còn lớp vỏ ngoài, bề mặt gỗ rộng và có hình dáng 2 cạnh bên rất đa dạng.
  • Gỗ xẻ đã rong bìa: Là loại gỗ xẻ nguyên cây và được rong cạnh bìa gỗ 2 bên, 2 cạnh bên có dạng mặt phẳng mịn.
  • Gỗ xẻ quy cách: Là loại gỗ xẻ theo kích thước yêu cầu của người sử dụng.

Gỗ có thể được xẻ theo nhiều quy cách khác nhau. (Ảnh từ Internet)

Gỗ có thể được xẻ theo nhiều quy cách khác nhau. (Ảnh từ Internet)

Quy trình sản xuất gỗ xẻ

Để sản xuất ra gỗ xẻ, người ta thường áp dụng quy trình cơ bản như sau:

  • Chuẩn bị gỗ: Lựa chọn các khúc gỗ tròn đảm bảo chất lượng tốt, không có vết trầy xước, nứt gãy hay mục nát.
  • Đo và đánh dấu: Tiến hành đo và đánh dấu vị trí cần xẻ.
  • Xẻ gỗ: Xẻ khúc gỗ theo chiều dọc/chiều ngang… theo yêu cầu, kích thước đã lên sẵn.

Gỗ được xẻ bằng máy móc hiện đại. (Ảnh từ Internet)

Gỗ được xẻ bằng máy móc hiện đại. (Ảnh từ Internet)

  • Kiểm tra vết xẻ: Kiểm tra xem gỗ xẻ có đúng kích thước không, có bị nứt, mẻ, gãy, nát… không và tiến hành chỉnh sửa nếu cần.
  • Làm sạch bề mặt: Loại bỏ các vết bụi bẩn, vết dầu nhớt… và có thể tiến hành mài để bề mặt gỗ được mịn màng, đồng đều.
  • Bảo quản: Gỗ xẻ cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thông thoáng, có hệ thống thông gió ổn định để tránh ẩm mốc, nấm, mục.

Phương pháp xẻ gỗ

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp khác nhau để xẻ gỗ, có thể tuỳ chọn dựa trên chủng loại, kích thước… mong muốn của thành phẩm gỗ xẻ cũng như chủng loại, kích thước… của gỗ tròn nguyên liệu. Dưới đây là các phương pháp xẻ gỗ phổ biến hiện nay:

Theo thiết bị

  • Phương pháp xẻ đơn: Sử dụng 1 máy cưa cùng 1 lưỡi cưa vòng hoặc 1 lưỡi cưa đĩa; mỗi lần chỉ có 1 mạch xẻ, gỗ được xẻ ra từng tấm một. Cách này thường được dùng cho các loại gỗ tròn có đường kính lớn, gỗ tròn loại quý hiếm, gỗ tròn loại có nhiều khuyết tật hoặc dùng khi cần có những tính năng đặc thù cho gỗ xẻ thành phẩm.
  • Phương pháp xẻ theo nhóm: Sử dụng 1 hoặc nhiều máy cưa cùng 2 hoặc nhiều lưỡi cưa vòng hoặc lưỡi cưa đĩa; mỗi lần sẽ có ít nhất 2 mạch xẻ, gỗ được xẻ ra nhiều tấm cùng lúc. Cách này thường được dùng cho những loại gỗ mềm như gỗ thông, gỗ tần bì…

Theo quy cách và trình tự xẻ

  • Phương pháp xẻ suốt: Các mạch xẻ song song với nhau, thu được các tấm ván chưa rọc rìa, sau đó ván được đem đi rọc rìa để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Cách này thường được dùng cho gỗ tròn loại có nhiều khuyết tật.
  • Phương pháp xẻ hộp: Người ta xẻ 1 bìa về một phía của gỗ tròn, tiếp đó xoay lật một góc 180 độ, lấy mặt đã xẻ áp sát vào thanh tựa để xẻ mặt thứ hai, sau đó xoay lật 90 độ để xẻ đi 1 bìa nữa rồi tiếp tục xẻ các ván tiếp theo hoặc xoay 180 độ để xẻ bìa còn lại để tạo ra hộp hoàn chỉnh. Sản phẩm của cách xẻ này là các hộp, tấm ván đã sạch rìa.
  • Phương pháp xẻ xoay tròn: Người ta xẻ một phần bìa hoặc thêm một tấm ván bìa, sau đó xoay 90 độ lật úp phần vừa xẻ và xẻ tiếp đến mức mong muốn, sau đó xoay 180 độ và tiếp tục xẻ lần lượt.

Theo vị trí lấy gỗ

  • Phương pháp xẻ tiếp tuyến: Gỗ xẻ thu được có tiếp tuyến với vòng năm gỗ tại điểm trên đường trung tâm ván hợp với chiều dài của tiết diện gỗ xẻ một góc 30 – 55 độ.
  • Phương pháp xẻ xuyên tâm hình quạt: Phương pháp này được thực hiện trên 1/4 tiết diện của cây, gỗ xẻ thu được là gỗ xẻ xuyên tâm, có tiếp tuyến với vòng năm tại điểm trung tâm của tiết diện ván hợp với chiều dài của tiết diện một góc 60 – 65 độ.
  • Phương pháp xẻ hình cung: Phương pháp này được thực hiện trên 1/2 tiết diện hình tròn của cây, gỗ xẻ thu được cũng là gỗ xẻ xuyên tâm.

Những đặc điểm của gỗ xẻ

Gỗ xẻ được coi là một loại nguyên liệu thiết yếu của ngành gỗ nhờ vào những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Có kích thước đồng bộ, dễ cưa cắt, lắp ghép, giúp gia công, chế biến dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức hiệu quả.
  • Có đa dạng quy cách, đáp ứng tốt mọi mục đích sử dụng khác nhau.
  • Được chế biến bằng máy móc và kĩ thuật hiện đại nên có tính thẩm mĩ cao với bề mặt mịn màng, màu sắc đồng đều.
  • Thuận tiện trong việc vận chuyển và lưu trữ ở kho bãi so với gỗ tròn.

Gỗ xẻ có nhiều ưu điểm về sự tiện lợi khi gia công, vận chuyển, lưu trữ... so với gỗ tròn. (Ảnh từ Internet)

Gỗ xẻ có nhiều ưu điểm về sự tiện lợi khi gia công, vận chuyển, lưu trữ… so với gỗ tròn. (Ảnh từ Internet)

Gỗ xẻ dùng để làm gì?

Gỗ xẻ có rất nhiều ứng dụng khác nhau, tiêu biểu có thể kể tới như:

  • Dùng để làm các sản phẩm nội thất, các vật dụng trang trí như: giường, tủ, bàn, ghế, giá, kệ, đèn, khung tranh ảnh…
  • Dùng để làm khung xà, ván sàn, ván ốp tường, ván ốp trần, cửa, cầu thang, đường nẹp gỗ trang trí…
  • Dùng làm tàu thuyền, nội thất ô tô, phòng xông hơi, thùng rượu, đồ chơi, quà tặng, dụng cụ học tập…

Gỗ xẻ được dùng làm khung xà, ván ốp... trong xây dựng. (Ảnh từ Internet)

Gỗ xẻ được dùng làm khung xà, ván ốp… trong xây dựng. (Ảnh từ Internet)

Cách tính khối gỗ xẻ

Trên thực tế, gỗ xẻ trên thị trường hiện nay hầu hết là gỗ xẻ quy cách có dạng hình hộp chữ nhật. Để tính mét khối của loại gỗ này, công thức áp dụng rất đơn giản như sau:

V = L x B x H

Trong đó:

  • V (m3): Thể tích (khối lượng) của gỗ xẻ
  • L (m): Chiều dài của ván gỗ xẻ
  • B (m): Chiều rộng của ván gỗ xẻ
  • H (m): Độ rộng của ván gỗ xẻ

Bên cạnh đó, theo các quy định liên quan đến tính toán thể tích, số lượng khối gỗ xẻ sẽ được làm tròn như sau:

  • Nếu chiều dài (L) của ván gỗ xẻ dưới 2 mét thì sẽ giữ lại 5 chữ số ở phần thập phân.
  • Nếu chiều dài (L) của ván gỗ xẻ từ 2 mét trở lên thì sẽ giữ lại 4 chữ số ở phần thập phân.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về gỗ xẻ – một trong những loại nguyên liệu thiết yếu của ngành gỗ.

Công ty TNHH Đầu tư thương mại Xuất nhập khẩu Nhật Việt tự hào là đơn vị chuyên cung cấp gỗ nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đã qua xử lý các loại. Các sản phẩm gỗ nhập khẩu Nhật Bản của chúng tôi có thể sử dụng cho nhiều lĩnh vực như xây dựng, nội thất, gia công chế biến ván gỗ, đồ gỗ phục vụ xuất khẩu…

Với bề dày kinh nghiệm và mối quan hệ sâu rộng với nhiều đối tác trong ngành gỗ tại Nhật Bản, chúng tôi đảm bảo cung cấp đủ sản lượng gỗ với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh cho mọi đơn hàng.

Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Nhật Bản vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 090.345.2121 để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá ưu đãi nhất. Xin trân trọng cảm ơn.