Làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công là một cái tên không thể không nhắc đến khi nói về những làng nghề, những nghề thủ công truyền thống của Hà Nội. Trong bài viết này, JAVICO sẽ giúp bạn tìm hiểu về làng nghề Định Công – nơi lưu giữ tinh hoa của nghề kim hoàn Việt.

Làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công ở đâu?

Làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công hiện nay thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Nằm bên bờ sông Tô Lịch, làng nghề Định Công là một trong những làng nghề kim hoàn nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời là một trong tứ trụ tinh hoa của làng nghề Thăng Long xưa (cùng với làng dệt lĩnh Yên Thái, làng gốm Bát Tràng và làng đúc đồng Ngũ Xã).

Giới thiệu lịch sử của làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công

Tương truyền, vào thế kỉ VI, ở làng Định Công có 3 anh em họ Trần là Trần Điền, Trần Điện và Trần Hòa. Trong quá trình bị li tán do chiến tranh, 3 anh em học được nghề làm nữ trang, vàng bạc. Khi đoàn tụ ở quê hương, họ đã cùng nhau truyền nghề cho người dân ở đây, chế tác ra những đồ kim hoàn tinh xảo nổi tiếng khắp cả nước. Mặc dù không phải là những người khai sáng ra nghề kim hoàn nhưng 3 anh em họ Trần chính là những người có công phát triển kĩ thuật chế tác và truyền nghề cho dân làng Định Công.

Sau khi học được nghề kim hoàn, dân làng Định Công đã ra phố Hàng Bạc – nơi tụ họp của những người thợ kim hoàn ở các vùng Châu Khê (Hải Dương), Đồng Xâm (Thái Bình) – để tự mở cửa hiệu bán đồ vàng bạc cho những gia đình quyền quý hoặc đi làm thuê cho các cửa hiệu kim hoàn. Những người thợ Định Công nổi tiếng khéo tay đã góp phần biến phố Hàng Bạc thành một trung tâm vàng bạc mĩ nghệ nức tiếng cả nước.

Nhớ ơn tổ nghề, những người thợ Định Công ban đầu đã xây dựng đền thờ tổ nghề ở số 51 Hàng Bạc, sau này thì xây dựng lại đền thờ tổ nghề ở làng Định Công và tổ chức giỗ tổ nghề vào ngày 12 tháng 2 Âm lịch hằng năm.

Đền thờ tổ nghề kim hoàn ở làng Định Công. (Ảnh từ Internet)

Đền thờ tổ nghề kim hoàn ở làng Định Công. (Ảnh từ Internet)

Vào đầu thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, các sản phẩm của làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công đã nổi danh khắp trong và ngoài nước. Đầu thế kỉ XIX, có tới 50 – 60% gia đình trong làng theo nghề kim hoàn, đậu bạc. Thời xưa, làng Định Công cũng có nhiều dòng họ nổi tiếng trong nghề, trong đó tiêu biểu nhất là họ Quách chuyên các sản phẩm về bạc, họ Trần, họ Mai chuyên các sản phẩm về vàng.

Sản phẩm của làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công

Các sản phẩm của làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công hiện nay vô cùng đa dạng, có đủ loại trang sức, tranh trang trí, đồ lưu niệm…. làm từ vàng, bạc, đá quý như nhẫn, dây chuyền, khuyên tai, vòng tay, lắc tay, lắc chân, trâm cài tóc, cài áo, ví cầm tay, quạt, bát, đĩa, hộp đựng đồ, logo, tranh với các họa tiết phố cổ, Tháp Rùa, Khuê Văn Các, mục đồng thổi sáo, hoa sen…

Dưới đây là hình ảnh một số sản phẩm tiêu biểu của làng nghề Định Công (hình ảnh từ Internet):

Sản phẩm của làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công. (Ảnh từ Internet)

Sản phẩm của làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công. (Ảnh từ Internet)

Sản phẩm của làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công. (Ảnh từ Internet)

Sản phẩm của làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công. (Ảnh từ Internet)

Sản phẩm của làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công. (Ảnh từ Internet)

Sản phẩm của làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công. (Ảnh từ Internet)

Sản phẩm của làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công. (Ảnh từ Internet)

Sản phẩm của làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công. (Ảnh từ Internet)

Nét độc đáo của sản phẩm ở làng nghề Định Công

Người thợ ở làng nghề Định Công vừa kiên trì, tỉ mỉ, miệt mài, vừa rất sáng tạo nên những sản phẩm của làng nghề vừa tinh xảo, vừa có tính thẩm mĩ cao, luôn có chất riêng, không bị lẫn với các làng nghề khác.

Ở làng nghề Định Công, có 4 kĩ thuật mà người thợ cần phải nắm chắc là trơn, đấu, chạm, đậu, cụ thể là:

  • Trơn: Người thợ làm ra những đồ vàng bạc mà không cần chạm trổ, chỉ cần cườm và gò sao cho sản phẩm nhẵn, bóng và đúng với hình khối theo tiêu chuẩn.
  • Đấu: Người thợ tiến hành lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh sao cho khớp và cân đối.
  • Chạm: Người thợ tiến hành khắc, vẽ các hoa văn, họa tiết lên bề mặt sản phẩm.
  • Đậu: Người thợ kéo khối vàng, bạc thành những sợi mảnh và nhỏ như sợi tóc và vẽ hoa văn, sau đó cuốn vào để trang trí cho các họa tiết cánh bướm, cánh hoa…

Người thợ ở làng nghề Định Công tỉ mỉ chế tác sản phẩm. (Ảnh từ Internet)

Người thợ ở làng nghề Định Công tỉ mỉ chế tác sản phẩm. (Ảnh từ Internet)

Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh của làng nghề Định Công, hầu hết các khâu đều được thực hiện thủ công, đòi hỏi người thợ phải thật khéo léo, tỉ mỉ, đều tay, hàn nuột và không để lại vết hàn để từng chi tiết vừa rõ nét, vừa hài hòa, vừa sống động, có hồn. Để làm những sản phẩm đơn giản thì người thợ chỉ cần khoảng 1 năm học việc là bắt đầu làm được, nhưng với những sản phẩm phức tạp thì người thợ phải có kinh nghiệm ít nhất là 8 năm.

Để tạo ra những sản phẩm tinh xảo, sống động, người thợ ở làng nghề Định Công phải bỏ ra nhiều tâm huyết. (Ảnh từ Internet)

Để tạo ra những sản phẩm tinh xảo, sống động, người thợ ở làng nghề Định Công phải bỏ ra nhiều tâm huyết. (Ảnh từ Internet)

Ở làng nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công, thời gian để làm ra những sản phẩm phổ thông là khoảng 3 ngày, nhưng với những sản phẩm, những bức tranh trang trí cầu kì thì thời gian có thể kéo dài tới hàng tháng.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về làng nghề Định Công – nơi lưu giữ những nét tinh hoa của nghề kim hoàn Việt Nam.