Từ xa xưa, nền văn hóa Nhật Bản đã mang nhiều nét đặc sắc và độc đáo riêng, người Nhật Bản nổi tiếng với sự sạch sẽ, lịch sự, đúng giờ, chăm chỉ, có tinh thần tập thể cao. Trong bài viết hôm nay, JAVICO sẽ giúp bạn tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng thú vị tại xứ sở hoa anh đào.

1. Văn hóa trà đạo

Trà đạo là nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa của xứ sở Phù Tang, được phát triển từ khoảng cuối thế kỉ XII.

Văn hóa trà đạo Nhật Bản là sự kết hợp giữa thú uống trà và tinh thần thiền trong Phật giáo, không chỉ nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phép tắc uống trà mà còn hướng tới việc làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, tu tâm dưỡng tính, đạt tới giác ngộ.

Văn hóa trà đạo của người Nhật không chỉ dừng lại ở việc thưởng trà mà còn giúp tìm sự bình yên cho tâm hồn. (Ảnh từ Internet)

Văn hóa trà đạo của người Nhật không chỉ dừng lại ở việc thưởng trà mà còn giúp tìm sự bình yên cho tâm hồn. (Ảnh từ Internet)

Vì thế, người Nhật luôn quan niệm rằng việc uống và thưởng thức trà đạo giúp họ phát triển giá trị tinh thần của bản thân. Theo đúng truyền thống, nơi tổ chức buổi trà đạo là tại một chashitsu (phòng trà) nằm trong một chaniwa (khu vườn yên tĩnh có thiết kế riêng cho những nơi tổ chức nghi lễ trà đạo).

Xem chi tiết: Trà Đạo Của Người Nhật

2. Văn hóa mặc kimono

Kimono là trang phục truyền thống của xứ sở hoa anh đào, được xem là linh hồn, là niềm tự hào của người dân Nhật Bản.

Kimono là quốc phục của Nhật Bản. (Ảnh từ Internet)

Kimono là quốc phục của Nhật Bản. (Ảnh từ Internet)

Kimono là loại áo choàng được thiết kế dài đến mắt cá chân với tay áo dài, rộng, cổ áo hình chữ V, áo không có nút hoặc dây buộc, được quấn từ trái sang phải trên ngực và được cố định ở eo bằng một dải thắt lưng rộng.

Thiết kế của kimono cho nữ giới thường có nhiều họa tiết và màu sắc sặc sỡ, còn kimono cho nam giới thường không có hoa văn và tối màu hơn.

3. Tinh thần võ sĩ đạo trong văn hóa Nhật Bản

Tinh thần võ sĩ đạo gắn liền với lịch sử Nhật Bản. Một võ sĩ đạo chân chính cần có danh dự, sự ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, trung thành và có khả năng tự kiểm soát bản thân.

Tinh thần võ sĩ đạo được thể hiện rất rõ trong tính cách của người Nhật. (Ảnh từ Internet)

Tinh thần võ sĩ đạo được thể hiện rất rõ trong tính cách của người Nhật. (Ảnh từ Internet)

Người Nhật với tinh thần thượng võ cao đã rèn luyện cho mình ý chí kiên trì, bền bỉ trong công việc, và tinh thần võ sĩ đạo chính là một biểu tượng của lối sống quyết tâm, đầy nghị lực mà người Nhật luôn hướng tới.

4. Văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Nhật

Nhật Bản là đất nước nổi tiếng với nét văn hóa giao tiếp, ứng xử vô cùng ấn tượng. Một số thói quen giao tiếp, cách ứng xử đặc trưng của người Nhật có thể kể tới như:

  • Ở xứ sở mặt trời mọc, người ta thể hiện sự lịch sự và thân thiện khi gặp gỡ bằng việc cúi đầu chào. Để biểu hiện sự kính trọng sâu sắc, có khi người Nhật sẽ cúi đầu 45 độ.

Ở Nhật Bản, cúi đầu chào là một nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp. (Ảnh từ Internet)

Ở Nhật Bản, cúi đầu chào là một nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp. (Ảnh từ Internet)

  • Khi nhờ người khác giúp đỡ làm gì, người Nhật thường sẽ đồng thời nói cả lời cảm ơn (vì thấy biết ơn khi được giúp đỡ) và lời xin lỗi (vì thấy có lỗi khi gây phiền phức cho người khác).
  • Việc nhìn thẳng vào người đang đối thoại cùng mình khi nói chuyện được coi là cử chỉ không đúng mực, thiếu lịch sự, khiếm nhã khi giao tiếp tại Nhật Bản.

Ngoài ra, người Nhật còn có những thói quen như không chạm vào tóc của người khác; không nói quá nhiều hoặc ngắt lời người khác; giao tiếp gián tiếp, hàm ý; không nói chuyện ồn ào khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, khi ở giữa đám đông; không sử dụng nước hoa có mùi quá nồng…

Người Nhật có thói quen không nói chuyện to khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. (Ảnh từ Internet)

Người Nhật có thói quen không nói chuyện to khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. (Ảnh từ Internet)

5. Văn hóa sumo

Ở Nhật Bản, đấu vật sumo được xem là một môn thể thao quốc gia và võ sĩ sumo được coi như một biểu tượng văn hóa.

Đấu vật sumo có nguồn gốc từ các nghi lễ trong Thần đạo, khi các thanh niên cường tráng thực hiện việc biểu dương sức mạnh trước các vị thần để thể hiện lòng biết ơn. Theo thời gian, các võ sĩ sumo chuyên nghiệp xuất hiện, những cuộc thi đấu vật sumo thường niên cũng bắt đầu được tổ chức, những võ sĩ xuất sắc dần trở nên nổi tiếng.

Văn hóa sumo Nhật Bản bắt nguồn từ một nghi thức của Thần đạo. (Ảnh từ Internet)

Văn hóa sumo Nhật Bản bắt nguồn từ một nghi thức của Thần đạo. (Ảnh từ Internet)

Sumo không những đòi hỏi sức mạnh thể chất mà còn yêu cầu người tham gia phải có kĩ thuật, có quyết tâm cống hiến, các võ sĩ phải trải qua sự huấn luyện vô cùng khắt khe và cần tuân thủ những quy tắc, truyền thống một cách nghiêm ngặt.

6. Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

Nghệ thuật cắm hoa của Nhật Bản được biết đến với tên gọi ikebana, đề cao sự hài hòa về màu sắc của hoa, bình cắm, bài trí của phòng… nhằm tạo ra sự kết nối giữa thiên nhiên và không gian sống, đồng thời gửi gắm những triết lí về nhân sinh quan.

Nghệ thuật cắm hoa ikebana của Nhật Bản đề cao sự hài hòa giữa màu sắc, bình cắm và không gian. (Ảnh từ Internet)

Nghệ thuật cắm hoa ikebana của Nhật Bản đề cao sự hài hòa giữa màu sắc, bình cắm và không gian. (Ảnh từ Internet)

Nghệ thuật cắm hoa ikebana cũng có những nguyên tắc cơ bản, trong đó bao gồm việc cần đặt cành và hoa ở những góc cụ thể tượng trưng cho trời – đất – con người để thể hiện sức mạnh, sự duyên dáng và sự phù du của sự sống. Ngoài ra, ikebana còn tập trung vào kết cấu bất đối xứng, sự tinh giản và đòi hỏi cần có những khoảng trống để khơi lên sự hài hòa, cân bằng.

Với người Nhật, nghệ thuật cắm hoa ikebana không chỉ là cách trang trí nhà cửa, là thú vui mà còn là một liệu pháp thiền định tao nhã.

7. Văn hóa uống rượu sake

Rượu sake là loại rượu nhẹ truyền thống làm từ gạo, cần trải qua nhiều công đoạn, quy trình ủ rượu. Tùy vào loại rượu sake và thời tiết, người Nhật có thể thưởng thức rượu sake khi nguội, khi ấm hoặc khi nóng.

Văn hóa uống rượu sake của Nhật Bản có nhiều quy tắc. (Ảnh từ Internet)

Văn hóa uống rượu sake của Nhật Bản có nhiều quy tắc. (Ảnh từ Internet)

Người Nhật thường sử dụng rượu sake trong hầu hết các bữa tiệc. Khi uống rượu sake, người Nhật sẽ không tự rót rượu cho mình mà luân phiên rót cho nhau, người được rót rượu cần giữ cốc rượu bằng một tay và tay còn lại sẽ kê ở phía dưới cốc nhằm thể hiện phép lịch sự.

8. Văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Khi nói đến ẩm thực Nhật Bản, nét đặc trưng độc đáo nhất đó chính là các món ăn Nhật Bản tập trung vào sự tươi ngon, tinh khiết của thực phẩm chứ không lạm dụng gia vị, từ đó đem lại cho món ăn hương vị nhẹ nhàng, thanh tao, phù hợp với tiết trời của từng mùa trong năm. Những nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản là hải sản, rong biển, gạo và đậu nành, từ những nguyên liệu này người Nhật đã tạo ra những món ăn nổi tiếng trên khắp thế giới như sushi, sashimi, mì, bánh mochi…

Các món ăn Nhật Bản đề cao sự tươi ngon và tinh khiết. (Ảnh từ Internet)

Các món ăn Nhật Bản đề cao sự tươi ngon và tinh khiết. (Ảnh từ Internet)

Về văn hóa ăn uống ở xứ sở Phù Tang, dưới đây là một số quy tắc đặc trưng nhất:

  • Khi bắt đầu bữa ăn, người Nhật thường nói itadakimasu và khi kết thúc bữa ăn, người Nhật thường nói gochisosama deshita để cảm ơn vì bữa ăn.
  • Không dùng tay để hứng khi gắp đồ ăn vì đây được coi là hành vi thiếu lịch sự.
  • Nên ăn cả miếng, tránh cắn thức ăn vì thức ăn thường được người Nhật chia sẵn thành miếng vừa miệng, đồng thời việc để miếng thức ăn cắn dở xuống bát cũng bị coi là bất lịch sự.
  • Dùng tay che miệng khi phải nhai những miếng to.
  • Không úp ngược nắp bát tô nếu vẫn còn tiếp tục ăn vì hành động này có nghĩa là ăn xong rồi.

Người Nhật luôn nói cảm ơn trước và sau khi dùng bữa. (Ảnh từ Internet)

Người Nhật luôn nói cảm ơn trước và sau khi dùng bữa. (Ảnh từ Internet)

  • Hạn chế việc vừa đi vừa ăn trên đường, ăn uống trên các phương tiện giao thông công cộng vì đây được coi là hành động mất vệ sinh và thiếu lịch sự; nếu mua đồ ăn ở những quầy thức ăn nhanh ven đường thì nên ăn tại chỗ và vứt rác đúng nơi quy định.
  • Không chạm đũa vào đồ ăn nếu không gắp vì đây cũng là hành vi bất lịch sự.
  • Không đặt đũa trên bát mà phải dùng gác đũa nếu muốn đặt đũa xuống, trong trường hợp không có gác đũa thì cần bọc đũa trong tờ giấy quấn đũa ban đầu, sau đó mới đặt xuống bàn.
  • Nếu muốn gắp thức ăn từ đĩa chung, cần dùng đũa riêng chứ không đảo đầu đũa vì đầu đũa là nơi đặt tay nên sẽ không sạch.
  • Nếu được ai đó gắp thức ăn cho, cần nâng bát để đón thức ăn chứ không dùng đũa của mình để nhận trực tiếp thức ăn.

Trong văn hóa ăn uống của người Nhật, việc sử dụng đũa cũng có rất nhiều quy tắc. (Ảnh từ Internet)

Trong văn hóa ăn uống của người Nhật, việc sử dụng đũa cũng có rất nhiều quy tắc. (Ảnh từ Internet)

  • Vào dịp đầu năm, người Nhật thường ăn bánh mochi – loại bánh tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng.
  • Khi ăn sushi, hãy dùng tay, còn khi ăn sashimi, hãy dùng đũa.
  • Khi ăn mì, người Nhật thường phát ra tiếng để thể hiện niềm vui của người ăn và lời khen cho người nấu.

Khi ăn mì, người Nhật thường húp xì xụp. (Ảrnh từ Internet)

Khi ăn mì, người Nhật thường húp xì xụp. (Ảrnh từ Internet)

9. Văn hóa xếp hàng

Người Nhật Bản dù già hay trẻ, khi đến bất cứ đâu, muốn mua bất cứ thứ gì hay phải chờ đợi cái gì, họ cũng luôn nghiêm túc xếp hàng và không gây ồn ào cho tới khi đến lượt mình. Ví dụ, khi cửa thang máy, cửa tàu điện ngầm mở ra, những người đang chờ phía ngoài đều nhường đường cho những người ở phía trong ra hết rồi mới lần lượt bước vào, không chen lấn, xô đẩy.

Người Nhật tuân thủ văn hóa xếp hàng mọi nơi, mọi lúc. (Ảnh từ Internet)

Người Nhật tuân thủ văn hóa xếp hàng mọi nơi, mọi lúc. (Ảnh từ Internet)

Không chỉ khi sử dụng các dịch vụ công cộng trong cuộc sống hằng ngày, người Nhật tuân thủ quy tắc xếp hàng kể cả khi có động đất hay các thiên tai khác. Văn hóa xếp hàng tại Nhật Bản không chỉ là một thói quen mà còn biểu hiện cho tinh thần cộng đồng, sự tôn trọng lẫn nhau, giúp xã hội vận hành một cách trật tự, hiệu quả.

10. Văn hóa nhường chỗ

Theo phép lịch sự thông thường, người trẻ nên nhường ghế cho người già khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Thế nhưng, ở xứ sở mặt trời mọc, việc nhường ghế cho người cao tuổi lại được xem như một hành vi thiếu tôn trọng, khiến người già bị tổn thương về tuổi tác, gây bất tiện cho người khác khi được nhường ghế.

Người cao tuổi ở Nhật Bản không muốn được nhường ghế trên các phương tiện giao thông công cộng. (Ảnh từ Internet)

Người cao tuổi ở Nhật Bản không muốn được nhường ghế  trên các phương tiện giao thông công cộng. (Ảnh từ Internet)

Nếu muốn nhường ghế cho người lớn tuổi tại Nhật Bản, cách tốt nhất là nên lặng lẽ rời ghế và đi ra thẳng cửa xuống. Khi đó, người cao tuổi sẽ sẵn sàng ngồi vào ghế trống họ nhìn thấy.

11. Văn hóa tiền tip

Tiền tip (tiền boa) là một điều cấm kị trong văn hóa Nhật Bản. Các dịch vụ ở Nhật Bản phần lớn đều không hề cần đến tiền tip, các nhân viên thậm chí còn được đào tạo để từ chối khoản tiền này.

Người Nhật không có văn hóa tiền tip. Nếu muốn đưa tiền tip, hãy trao nó theo cách tặng một món quà. (Ảnh từ Internet)

Người Nhật không có văn hóa tiền tip. Nếu muốn đưa tiền tip, hãy trao nó theo cách tặng một món quà. (Ảnh từ Internet)

Trong trường hợp cần đưa tiền tip, hãy đưa nó như khi bạn tặng một món quà bằng cách để khoản tiền này trong một phong bì trang nhã.

12. Văn hóa manga và anime

Manga (truyện tranh Nhật Bản) và anime (hoạt hình Nhật Bản) là một phần của văn hóa đại chúng Nhật Bản. Manga thường được in đen trắng và có nhiều thể loại, nhiều chủ đề cho những giới tính, độ tuổi khác nhau. Anime thường được chuyển thể từ những bộ manga nổi tiếng, nhưng cũng có lúc anime được lấy làm nguồn cảm hứng cho manga.

Manga và anime là một phần quan trọng trong văn hóa đại chúng Nhật Bản. (Ảnh từ Internet)

Manga và anime là một phần quan trọng trong văn hóa đại chúng Nhật Bản. (Ảnh từ Internet)

Hiện nay, manga và anime ngày càng trở nên phổ biến và được yêu thích trên phạm vi toàn cầu, trở thành ngành công nghiệp tỉ đô của Nhật Bản.

13. Văn hóa cosplay

Cosplay là một khái niệm do người Nhật sáng tạo ra, được ghép từ 2 từ tiếng Anh là costume play, dùng để nói về việc những người hâm mộ các nhân vật trong manga, anime, video game… ăn mặc và bắt chước điệu bộ, cử chỉ của những nhân vật họ yêu thích.

Cosplay là một nét đặc sắc trong văn hóa của xứ sở mặt trời mọc. (Ảnh từ Internet)

Cosplay là một nét đặc sắc trong văn hóa của xứ sở mặt trời mọc. (Ảnh từ Internet)

Tại Nhật Bản, các lễ hội cosplay diễn ra quanh năm, trong đó Comiket (được tổ chức vào tháng 8 và tháng 12 tại Tokyo Big Sight) là sự kiện nổi tiếng và đặc sắc nhất. Bên cạnh đó, nhờ sự đam mê, sáng tạo của những người tham gia, cosplay cũng trở thành một phần không thể thiếu của các lễ hội văn hóa Nhật Bản.

14. Văn hóa geisha

Văn hóa geisha là một nghệ thuật giải trí truyền thống tại xứ sở Phù Tang, geisha có nghĩa là nghệ sĩ vừa có tài ca múa, vừa có tài trò chuyện. Geisha tại Nhật Bản được cho là đã xuất hiện từ thế kỉ XVII, ban đầu có cả geisha nam nhưng theo thời gian thì chỉ còn chủ yếu là geisha nữ. Theo truyền thống, geisha trang điểm với lớp phấn nền dày màu trắng, son môi màu đỏ, phần viền đỏ và đen quanh mắt, lông mày.

Geisha Nhật Bản có lối trang điểm đặc trưng. (Ảnh từ Internet)

Geisha Nhật Bản có lối trang điểm đặc trưng. (Ảnh từ Internet)

Hiện nay, geisha vẫn phải học các loại nhạc cụ truyền thống, những bài hát truyền thống, múa cổ điển Nhật Bản, trà đạo, ikebana, thơ ca và văn học, việc lựa chọn và mặc kimono, cách cư xử với khách hàng…

15. Văn hóa Thần đạo Nhật Bản

Thần đạo là một tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của xứ sở hoa anh đào. Thần đạo không có đấng tối cao và có đến 8 triệu vị thần khác nhau, trong đó ngoài một số thần được nhân cách hóa thì phần lớn các thần đều liên quan đến thiên nhiên.

Cổng torii dẫn vào đền thờ Thần đạo và là biểu tượng của Thần đạo Nhật Bản. (Ảnh từ Internet)

Cổng torii dẫn vào đền thờ Thần đạo và là biểu tượng của Thần đạo Nhật Bản. (Ảnh từ Internet)

Hiện nay, tại Nhật Bản có tới hơn 80 nghìn đền thờ các thần của Thần đạo và có khoảng 100 triệu người theo các phong tục hay tín ngưỡng của Thần đạo. Tư tưởng của Thần đạo không cấm hay buộc con người phải làm gì mà chỉ khuyên con người nên hướng đến sự trong sáng, tránh điều ác.

Hình ảnh thần Izanagi và Izanami tạo nên nước Nhật. (Ảnh từ Internet)

Hình ảnh thần Izanagi và Izanami tạo nên nước Nhật. (Ảnh từ Internet)

16. Văn hóa cởi giày dép khi vào nhà

Tại Nhật Bản, cởi giày dép trước khi vào nhà vừa là phép lịch sự, vừa là một nét văn hóa đặc trưng đã có từ lâu. Giày dép đi ngoài đường được cho là mất vệ sinh, vì thế không được đi vào nhà. Đặc biệt, ở những nơi linh thiêng như đền, chùa thì bắt buộc phải cởi giày dép rồi mới được bước vào cửa.

Người Nhật có thói quen cởi giày dép đi ngoài đường và thay dép đi trong nhà trước khi bước vào nhà. (Ảnh từ Internet)

Người Nhật có thói quen cởi giày dép đi ngoài đường và thay dép đi trong nhà trước khi bước vào nhà. (Ảnh từ Internet)

Thông thường, ở những khu vực khác nhau thì sẽ có những loại giày dép khác nhau. Ví dụ, ở một công ty Nhật Bản, trước khi vào cửa sẽ cần thay dép đi trong nhà, nếu đi vệ sinh thì lại phải thay dép dành riêng cho khu vệ sinh và để dép đi trong nhà ở bên ngoài cửa khu vệ sinh. Ngoài ra, giày dép khi thay ra cần phải được xếp gọn gàng, ngay ngắn.

17. Văn hóa thể thao Nhật Bản

Các bộ môn thể thao nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc như kendo, karate, judo, aikio… đều mang những nét đặc trưng về tính cách và tinh thần của con người Nhật Bản.

Những môn thể thao của Nhật Bản cũng đại diện cho tính cách, tinh thần của con người nơi đây. (Ảnh từ Internet)

Những môn thể thao của Nhật Bản cũng đại diện cho tính cách, tinh thần của con người nơi đây. (Ảnh từ Internet)

  • Kendo (kiếm đạo): đại diện cho sự nhân đức, công bằng, chính trực, tư cách cao thượng, trí tuệ minh mẫn và sự trung tín.
  • Judo (nhu đạo): đại diện cho việc xem trọng sự cân bằng, trí tuệ, tôn trọng mọi người xung quanh.
  • Karate (không thủ đạo): đại diện cho việc luôn nỗ lực để hoàn thiện nhân cách, luôn chân thành, nuôi dưỡng tinh thần trọng lễ nghĩa, sự nỗ lực và kiềm chế những hành vi nóng nảy.
  • Aikido (hiệp khí đạo): đại diện cho việc thúc đẩy sự hòa hợp giữa người với người, nâng cao sự kiên trì, nhẫn nại, vun đắp sự đoàn kết.

Xem thêm: Khám Phá Kyudo – Nghệ Thuật Cung Đạo Nhật Bản

18. Văn hóa lễ nghi, phong tục ở Nhật Bản

Trong cuộc sống bận rộn với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện nay, người dân Nhật Bản vẫn gìn giữ và tổ chức những nghi thức, lễ hội truyền thống hằng năm, góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của quốc gia này.

Các lễ hội của Nhật Bản được gìn giữ, tổ chức theo truyền thống hằng năm. (Ảnh từ Internet)

Các lễ hội của Nhật Bản được gìn giữ, tổ chức theo truyền thống hằng năm. (Ảnh từ Internet)

Nhật Bản là quốc gia có nhiều lễ hội và được xem như có số ngày lễ hội diễn ra trong năm nhiều nhất nhì ở châu Á. Các lễ hội ở đây thường được tổ chức theo các nghi lễ cổ của Thần đạo hoặc tái hiện lại lịch sử, truyền thuyết.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn phần nào những đặc điểm, sự độc đáo và đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản – một nền văn hóa đồ sộ, đặc sắc và vô cùng đa dạng.