Để giảm thiểu vấn nạn phá rừng và suy thoái rừng trên toàn thế giới, Liên minh châu Âu EU đã đưa ra quy định EUDR, có tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại thị trường EU. Trong bài viết này, JAVICO sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về EUDR.

EUDR là gì?

EUDR (viết tắt của EU Deforestation Regulation) là Quy định 2023/111 được Liên minh châu Âu EU thông qua vào ngày 23/06/2023, tập trung vào vấn đề sản xuất hàng hoá không gây mất rừng để đối phó với tình trạng rừng bị suy thoái, tàn phá do các hoạt động sản xuất hàng hoá nông nghiệp.

Quy định EUDR là sự cam kết của EU trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và thực hiện mục tiêu khí hậu thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính do suy thoái rừng và mất rừng.

EUDR hướng tới việc bảo vệ rừng, đa dạng sinh học và thực hiện mục tiêu khí hậu. (Ảnh từ Internet)

EUDR hướng tới việc bảo vệ rừng, đa dạng sinh học và thực hiện mục tiêu khí hậu. (Ảnh từ Internet)

Quy định EUDR ảnh hưởng tới những sản phẩm nào?

Dưới đây là các sản phẩm chịu ảnh hưởng của quy định EUDR:

  • Cọ dầu: Gồm hạch và nhân cọ dầu, dầu cọ và chiết xuất của nó…
  • Đậu nành: Gồm đậu nành nguyên hạt và đậu nành qua chế biến, bột và bã đậu nành, dầu đậu nành và các thành phần của nó, bánh dầu hoặc bã rắn khác.
  • Gỗ: Gồm gỗ nguyên liệu dạng khúc, thanh nhỏ, cành, bó hoặc các dạng tương tự; gỗ ở dạng dăm hoặc mảnh; mùn cưa và phế liệu gỗ và mảnh vụn, đóng hoặc không đóng thành khối, bánh, viên nén hoặc hình thức tương tự; than gỗ; các loại ván gỗ; các loại đồ mộc gỗ…
  • Cacao: Gồm cacao nguyên hạt hoặc vỡ, sống hoặc đã rang; vỏ cacao, vỏ lụa, vỏ trấu và các loại phế liệu cacao khác; bột cacao, bơ cacao, chất béo và dầu; bột cacao không chứa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác; socola và các thực phẩm có chứa cacao.
  • Cà phê: Gồm cà phê rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó.
  • Cao su: Gồm cao su tự nhiên, nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa chicle và các loại nhựa cây tự nhiên tương tự, ở dạng nguyên sinh hoặc ở dạng tấm, lá hoặc dải.
  • Gia súc: Gồm gia súc sống, da sống của gia súc (tươi, khô…)…

EUDR có ảnh hưởng tới các nguyên liệu, sản phẩm thuộc các nhóm cacao, cọ dầu, gỗ, đậu nành, gia súc, cà phê, cao su. (Ảnh từ Internet)

EUDR có ảnh hưởng tới các nguyên liệu, sản phẩm thuộc các nhóm cacao, cọ dầu, gỗ, đậu nành, gia súc, cà phê, cao su. (Ảnh từ Internet)

Cụ thể, các nguyên liệu, sản phẩm nêu trên được sản xuất, cung cấp trong toàn bộ chuỗi sản xuất nếu gây mất rừng, suy thoái rừng kể từ ngày 01/01/2021 thì sẽ không được tiêu thụ tại thị trường EU cũng như không được xuất khẩu ra khỏi thị trường EU.

EUDR có hiệu lực từ bao giờ?

Quy định EUDR có hiệu lực từ ngày 29/06/2023. Các quy định bắt đầu áp dụng cho các nhà điều hành, doanh nghiệp vừa và lớn từ ngày 30/12/2025 và cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ từ ngày 30/06/2026.

Quy định EUDR được áp dụng từ ngày 30/12/2025 cho các nhà điều hành, doanh nghiệp vừa và lớn; từ ngày 30/06/2026 cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. (Ảnh từ Internet)

Quy định EUDR được áp dụng từ ngày 30/12/2025 cho các nhà điều hành, doanh nghiệp vừa và lớn; từ ngày 30/06/2026 cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. (Ảnh từ Internet)

Những yêu cầu chính của quy định EUDR

Các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất, cung cấp những nguyên liệu, sản phẩm nằm trong danh sách của EUDR tại thị trường EU cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

  • Không gây mất rừng, suy thoái rừng: Việc sản xuất, cung cấp các nguyên liệu, sản phẩm quy định cần không gây mất rừng và suy thoái rừng kể từ ngày 01/01/2021. Những thông tin về vùng khai thác, bản đồ rừng tham chiếu sẽ được sử dụng để chứng minh yêu cầu này.
  • Tuân thủ pháp luật của nước sản xuất: Các quy định pháp luật của nước sản xuất liên quan tới việc sản xuất, cung cấp các sản phẩm quy định phải được tuân thủ, bao gồm:
    + Quyền sử dụng đất
    + Bảo vệ môi trường
    + Các quy định về quản lí rừng, bảo vệ đa dạng sinh học đối với khu vực khai thác gỗ
    + Quyền của các bên thứ ba
    + Quyền về lao động
    + Quyền con người được pháp luật quốc tế bảo vệ
    + Sự đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, báo trước và được cung cấp thông tin như được quy định trong Tuyên bố Liên Hợp Quốc về quyền của người địa phương
    + Quy định về thuế, chống tham nhũng, thương mại, hải quan
  • Thực hiện trách nhiệm giải trình: Các các nhân, tổ chức cung cấp, thương mại các sản phẩm quy định tại thị trường EU phải thực hiện xây dựng Hệ thống trách nhiệm giải trình để cung cấp những thông tin liên quan tới các yêu cầu của EUDR.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu với thị trường EU cần chứng minh các nguyên liệu, sản phẩm không gây mất rừng, suy thoái rừng. (Ảnh từ Internet)

Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng tại thị trường EU cần chứng minh các nguyên liệu, sản phẩm không gây mất rừng, suy thoái rừng. (Ảnh từ Internet)

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về quy định EUDR liên quan đến việc sản xuất hàng hóa không gây mất rừng được ban hành bởi Liên minh châu Âu EU.

Công ty TNHH Đầu tư thương mại Xuất nhập khẩu Nhật Việt tự hào là đơn vị chuyên cung cấp gỗ nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đã qua xử lý các loại. Các sản phẩm gỗ Nhật Bản của chúng tôi có thể sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, nội thất, gia công chế biến ván gỗ, đồ gỗ phục vụ xuất khẩu…

Với kinh nghiệm lâu năm và mối quan hệ mật thiết với nhiều đối tác trong ngành gỗ tại Nhật Bản, chúng tôi đảm bảo cung cấp đủ sản lượng gỗ với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh cho mọi đơn hàng.

Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm gỗ nhập khẩu Nhật Bản vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 090.345.2121 để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá ưu đãi nhất. Xin trân trọng cảm ơn.