• Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu gỗ khác nhau và gỗ veneer là một sản phẩm được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, JAVICO sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết gỗ veneer là gì cũng như những ưu nhược điểm của vật liệu này.

Gỗ veneer là gì?

Veneer là lớp gỗ mỏng 0,6 – 3 mm được tách ra từ thân cây gỗ tự nhiên, sau đó được dán lên bề mặt các loại vật liệu như MDF, HDF, ván dăm… để tạo ra vật liệu có vẻ ngoài giống gỗ tự nhiên với chi phí thấp hơn. Gỗ veneer (gỗ lạng) bao gồm bề mặt là veneer, phần lõi là gỗ công nghiệp MDF, HDF, Plywood.

Hình ảnh gỗ veneer. (Ảnh từ Internet)

Hình ảnh gỗ veneer. (Ảnh từ Internet)

Ban đầu, gỗ veneer được sản xuất hoàn toàn thủ công, đòi hỏi người thợ phải thật khéo léo, nhiều kinh nghiệm và có tay nghề cao thì mới tạo ra được những tấm veneer chất lượng. Sau đó, vào năm 1805, chiếc máy scie à bois montant ra đời ở Pháp, hoạt động theo nguyên lý di chuyển phôi gỗ đi qua lưỡi cưa cố định, giúp tăng đáng kể chất lượng cũng như năng suất sản xuất ra các tấm veneer.

Sự ra đời của chiếc máy scie à bois montant mang lại bước tiến mới cho ngành sản xuất gỗ veneer. (Ảnh từ Internet)

Sự ra đời của chiếc máy scie à bois montant mang lại bước tiến mới cho ngành sản xuất gỗ veneer. (Ảnh từ Internet)

Ưu nhược điểm của gỗ veneer

Với lớp bề mặt được lạng ra từ gỗ tự nhiên, gỗ phủ veneer có tính thẩm mĩ cao không kém gì các sản phẩm gỗ nguyên khối, nhưng giá thành lại thấp hơn hẳn. Đặc biệt, nhờ kĩ thuật lạng cắt, ghép nối tinh xảo, gỗ veneer thậm chí còn có phần nhỉnh hơn về sự độc đáo, đa dạng trong vân gỗ, màu sắc. Bên cạnh đó, gỗ veneer còn rất dẻo dai, dễ dàng uốn cong, tạo hình theo ý muốn, đáp ứng tốt nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Gỗ veneer có nhiều ưu điểm về tính thẩm mĩ, giá thành, sự đa dạng, khả năng tạo hình. (Ảnh từ Internet)

Gỗ veneer có nhiều ưu điểm về tính thẩm mĩ, giá thành, sự đa dạng, khả năng tạo hình. (Ảnh từ Internet)

Tuy nhiên, gỗ veneer sẽ dễ bị trầy và chống ẩm kém hơn nếu so với gỗ nguyên khối.

Quy trình sản xuất gỗ veneer

Dưới đây là quy trình cơ bản để sản xuất gỗ veneer:

Xử lí sơ bộ nguyên liệu gỗ tự nhiên

Tách vỏ phần lõi gỗ rồi ngâm trong nước nóng 80 – 100 độ C trong khoảng 12 – 72 giờ tuỳ theo loại gỗ và kích thước gỗ để làm mềm cấu trúc tế bào gỗ và loại bỏ nhựa, giúp tăng độ đàn hồi cho các sợi gỗ để việc lạng veneer dễ dàng hơn. Sau đó, phần thân gỗ được cắt thành các khúc theo kích thước yêu cầu của lớp veneer.

Gỗ được ngâm trong nước nóng trước khi đem đi lạng. (Ảnh từ Internet)

Gỗ được ngâm trong nước nóng trước khi đem đi lạng. (Ảnh từ Internet)

Lạng veneer

Sau khi ngâm xong, trong vòng 1 giờ, gỗ tự nhiên được đem đi lạng thành các tấm veneer. Hiện nay, có 6 kĩ thuật lạng veneer phổ biến như sau:

  • Bóc tròn: Khúc gỗ tròn được cố định và quay liên tục quanh trục, lưỡi dao tiếp xúc với bề mặt gỗ đang quay, tạo ra các tấm veneer có đường vân đa dạng, không đồng đều.
  • Bóc nửa vòng: Khúc gỗ được gắn lệch tâm trên máy, tạo ra những tấm veneer có đường vân cong độc đáo (kết hợp giữa vân tròn và vân thẳng).
  • Bóc một phần tư: Khúc gỗ tròn được chia thành 4 phần, trục quay đặt vuông góc với dao, tạo ra các tấm veneer có đường vân thẳng đứng, gần như đồng nhất.
  • Cắt thớ: Khúc gỗ tròn được chia thành 4 phần, trục quay đặt lệch tâm với dao, tạo ra các tấm veneer có đường vân dạng tia thẳng.
  • Cắt phẳng: Khúc gỗ tròn được chia thành 2 phần, lưỡi dao song song với chiều dài khúc gỗ, tạo ra những tấm veneer có đường vân hình vòm.
  • Cắt dọc: Tấm gỗ phẳng được đặt trên máy, lưỡi dao cắt theo phương song song với chiều dài tấm gỗ, tạo ra những tấm veneer có đường vân chạy dọc.

Lạng veneer theo kiểu bóc tròn. (Ảnh từ Internet)Lạng veneer theo kiểu bóc tròn. (Ảnh từ Internet)

Lạng veneer theo kiểu bóc tròn. (Ảnh từ Internet)

Sản xuất gỗ veneer

  • Bước 1: Sấy khô những tấm veneer đã lạng trong máy sấy để loại bỏ độ ẩm còn sót lại trong lõi gỗ. (Không phơi dưới ánh nắng mặt trời để tránh làm tấm veneer bị giòn, cong vênh, dễ gãy.)
  • Bước 2: Nối mí veneer: Người thợ sẽ lựa chọn và sắp xếp các tấm veneer một cách hài hoà, đảm bảo mối nối đạt tiêu chuẩn kĩ thuật. Có 5 kĩ thuật nối mí veneer thường được sử dụng là nối mí ghép đối xứng, nối mí đồng vân, nối mí nối tiếp, nối mí đảo chiều và nối mí ngẫu nhiên.
  • Bước 3: Phủ keo dán lên tấm veneer, sau đó ép lên bề mặt của các loại vật liệu gỗ công nghiệp MDF, HDF, Plywood dưới nhiệt độ và áp suất cao, giúp lớp veneer và phần cốt gỗ công nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau.
  • Bước 4: Chà nhám, đánh bóng để bề mặt gỗ veneer phẳng, nhẵn, mịn, sau đó xử lí các khuyết điểm và lỗi trên bề mặt để đảm bảo độ bền, tính thẩm mĩ cho sản phẩm.

Gỗ veneer dùng để làm gì?

Gỗ veneer được sử dụng để làm các sản phẩm nội thất gia đình, văn phòng, nội thất công cộng như các loại tủ, bàn ghế, sàn, vách… và làm nội thất ô tô, các sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ (khung ảnh, hộp, đồ trang trí), mặt trước của các loại nhạc cụ (đàn guitar, đàn piano)…

Gỗ veneer được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất. (Ảnh từ Internet)

Gỗ veneer được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất. (Ảnh từ Internet)

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về vật liệu gỗ veneer – một sản phẩm đang rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Công ty TNHH Đầu tư thương mại Xuất nhập khẩu Nhật Việt tự hào là đơn vị chuyên cung cấp gỗ nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đã qua xử lý các loại. Các sản phẩm gỗ Nhật Bản của chúng tôi có thể sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, nội thất, gia công chế biến ván gỗ, đồ gỗ phục vụ xuất khẩu…

Với kinh nghiệm lâu năm và mối quan hệ thân thiết với nhiều đối tác trong ngành gỗ tại Nhật Bản, chúng tôi đảm bảo cung cấp đủ sản lượng gỗ với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh cho mọi đơn hàng.

Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm gỗ nhập khẩu Nhật Bản vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 090.345.2121 để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá ưu đãi nhất. Xin trân trọng cảm ơn.