Khi nhắc tới những dòng tranh dân gian của Việt Nam, không thể không nhắc tới tranh Kim Hoàng. Trong bài viết dưới đây, JAVICO sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về dòng tranh này.

Tranh Kim Hoàng ở đâu?

Tranh Kim Hoàng là dòng tranh dân gian nổi tiếng có nguồn gốc từ làng Kim Hoàng, nay thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Lịch sử của làng tranh dân gian Kim Hoàng

Tranh Kim Hoàng ra đời vào khoảng cuối thế kỉ 18. Hai dòng họ Nguyễn Sĩ và Nguyễn Thế là những dòng họ đi đầu trong việc làm dòng tranh này.

Tranh Kim Hoàng ra đời và phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ 18, 19. (Ảnh từ Internet)

Tranh Kim Hoàng ra đời và phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ 18, 19. (Ảnh từ Internet)

Năm 1915, trận lụt lịch sử đã cuốn trôi nhiều ván in tranh của làng, nghề làm tranh ở Kim Hoàng bắt đầu thất truyền. Sau năm 1947, tranh Kim Hoàng không còn được sản xuất nữa. Hiện nay, tranh cổ Kim Hoàng chỉ còn sót lại một số ván in được lưu giữ tạo Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam và một số tranh trong bộ sưu tập của các nhà sưu tầm tranh trong và ngoài nước.

Năm 2016, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hòa đã khởi xướng dự án khôi phục dòng tranh dân gian Kim Hoàng, đến nay cũng đã thu được một số thành tựu nhất định.

Dự án khôi phục tranh Kim Hoàng được nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hòa khởi xướng từ năm 2016. (Ảnh từ Internet)

Dự án khôi phục tranh Kim Hoàng được nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hòa khởi xướng từ năm 2016. (Ảnh từ Internet)

Các chủ đề của tranh dân gian Kim Hoàng

Giống như nhiều dòng tranh dân gian khác, tranh Kim Hoàng cũng tập trung khai thác những chủ đề thân thuộc với đời sống của người dân nông thôn như tranh gà, tranh lợn, tranh cuộc sống đồng quê… Bên cạnh đó, làng tranh Kim Hoàng cũng làm các loại tranh thờ, tranh Tết để phục vụ nhu cầu trang hoàng nhà cửa khi xuân về, cầu phúc lộc, cầu nhà cửa yên ấm, xua đuổi tà ma…

Tranh Kim Hoàng có nhiều chủ đề về đời sống, tranh Tết, tranh thờ... (Ảnh từ Internet)

Tranh Kim Hoàng có nhiều chủ đề về đời sống, tranh Tết, tranh thờ… (Ảnh từ Internet)

Quy trình làm tranh Kim Hoàng và những đặc điểm nổi bật

Tranh Kim Hoàng được in trên giấy hồng điều, giấy có sắc đỏ son, đỏ cam… Vì thế, người ta còn gọi tranh Kim Hoàng bằng cái tên khác là tranh đỏ. Giấy hồng điều in tranh Kim Hoàng là loại giấy làm từ vỏ cây dó nên vừa xốp, vừa nhẹ, trên mặt giấy còn có vân của những sợi dó. Ngoài ra, trong quá trình làm giấy, người ta còn thêm cả nước hồ và phèn chua để giảm độ loang cho giấy.

Tranh Kim Hoàng được in trên giấy có sắc đỏ nên còn được gọi là tranh đỏ. (Ảnh từ Internet)

Tranh Kim Hoàng được in trên giấy có sắc đỏ nên còn được gọi là tranh đỏ. (Ảnh từ Internet)

Tranh Kim Hoàng có phần đường nét được in bằng mực Tàu, những màu sắc khác đều có nguồn gốc từ tự nhiên và dùng keo da trâu để làm chất kết dính. Chẳng hạn, màu trắng được làm từ thạch cao/phấn nhiền nhỏ trộn cùng nước, màu đỏ lấy từ son, màu vàng lấy từ nước ép cây dành dành, màu đen lấy từ tro rơm rạ, màu xanh chàm lấy từ nước chàm hoà mực Tàu… Màu sắc trong tranh Kim Hoàng rực rỡ và tươi sáng, bền màu theo thời gian.

Ván in tranh Kim Hoàng được làm từ gỗ thị, gỗ mít hoặc gỗ vàng tâm để đảm bảo sự mềm dẻo, độ bền và không bị nứt. Để làm ra một bản khắc, cần sử dụng tới 40 loại đục và nhiều loại dao trổ khắc tranh khác nhau. Chổi để vẽ tranh được làm từ rơm nếp để mỗi nét vẽ vừa mềm mại lại vừa dễ điều chỉnh. Chính vì thế, những đường nét của tranh Kim Hoàng rất tinh tế.

Bản khắc để in tranh Kim Hoàng. (Ảnh từ Internet)

Bản khắc để in tranh Kim Hoàng. (Ảnh từ Internet)

Người Kim Hoàng có hai cách khác nhau để in tranh: hoặc là chỉ dùng một bảng khắc nét, hoặc là dùng một bản khắc nét và một bản khắc mảng màu.

Nếu dùng cả bản khắc nét và bản khắc mảng màu thì người thợ sẽ in bảng mảng màu trước, in bảng nét sau.

Nếu chỉ dùng một bản khắc nét thì người thợ sẽ in nét 2 lần. Lần đầu tiên, người thợ sẽ in nhá, tức là đặt tấm giấy lên trên ván in, sau đó ấn nhẹ để những nét mờ xuất hiện trên giấy. Sau đó, người thợ sẽ tô màu lên tranh theo cảm hứng riêng, cuối cùng sẽ in đồ, tức là đặt tấm tranh xuống ván in để in thêm lần nữa, dùng xơ mướp khô xoa nhẹ để các đường nét hiện lên thật nổi bật.

Đặc biệt, những đường nét trong tranh Kim Hoàng còn có tính hình tượng hoá rất cao, được cách điệu rất nhiều nếu so sánh với những dòng tranh dân gian khác. Màu sắc trong tranh Kim Hoàng đậm, khoẻ khoắn, nét bút phóng khoáng và mạnh mẽ.

Những nét bút phóng khoáng để hoàn thiện bức tranh “Thần kê”. (Ảnh từ Internet)

Những nét bút phóng khoáng để hoàn thiện bức tranh “Thần kê”. (Ảnh từ Internet)

Thực tế phát triển của làng nghề tranh Kim Hoàng

Sau khoảng 70 năm bị thất truyền, vào năm 2016, dự án khôi phục tranh dân gian Kim Hoàng do nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hòa kết hợp cùng nhiều nghệ nhân, nhà sưu tầm tranh dân gian, hoạ sĩ, nhà nhiếp ảnh, nhà nghiên cứu lịch sử mĩ thuật, văn hoá… và người dân ở làng Kim Hoàng thực hiện đã thu được một số thành tựu nhất định.

Dự án khôi phục tranh Kim Hoàng thu được khá nhiều thành tựu. (Ảnh từ Internet)

Dự án khôi phục tranh Kim Hoàng thu được khá nhiều thành tựu. (Ảnh từ Internet)

Không chỉ khôi phục những mẫu tranh cổ, dự án còn sáng tạo ra những mẫu tranh mới dựa trên phong cách của tranh Kim Hoàng cổ. Trong số những mẫu tranh mới, có những mẫu rất được ưa thích như mẫu Mèo ngắm trăng.

Tranh “Mèo ngắm trăng” – một mẫu tranh mới theo phong cách tranh Kim Hoàng cổ. (Ảnh từ Internet)

Tranh “Mèo ngắm trăng” – một mẫu tranh mới theo phong cách tranh Kim Hoàng cổ. (Ảnh từ Internet)

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về tranh Kim Hoàng – một dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam.